[A]1 [C]lub
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


[W]elcome to 4rum[A]1
 
Trang ChínhWellcomeGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P1)

Go down 
Tác giảThông điệp
Duc_Nazi
Moderator
Moderator
Duc_Nazi


Nam Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : the Third Reich
Nghề/Sở thích : truyền bá tư tưởng Quốc xã
Reputation : 0
Points : 0
Registration date : 25/08/2008

Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P1)   Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P1) Icon_minitimeMon Nov 24, 2008 4:49 pm

Lý thuyết “chủng tộc thượng đẳng” (master race) của chủ nghĩa quốc xã (nazism) là một quái thai trong lịch sử loài người, nhưng quái thai ấy không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nó là con đẻ của một “bà mẹ bệnh hoạn” - Học thuyết Darwin-xã-hội (Social-Darwinist Ideology) - và một “ông bố điên rồ” - Tư tưởng phục thù (Feeling of Revenge) trong xã hội Đức sau Thế Chiến I.

Khi đã có Học thuyết Darwin-xã-hội làm cơ sở “khoa học” để suy tôn “chủng tộc Đức” thành “chủng tộc thượng đẳng có quyền thống trị thế giới”, chủ nghĩa quốc xã chỉ còn thiếu một lá cờ với biểu tượng thích hợp. Nhưng đích thân Hitler đã tìm thấy biểu tượng đó: Swastika của người Aryan!

Vậy trước hết hãy tìm hiểu xem Học thuyết Darwin-xã-hội là gì?


1-Học thuyết Darwin-xã-hội:
Học thuyết Darwin-xã-hội là lý thuyết cho rằng xã hội loài người tiến hoá thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, trong đó chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải. Đây là kết quả của việc áp dụng một cách máy móc Thuyết tiến hoá của Darwin vào trong xã hội loài người.

Không phải ngẫu nhiên mà có sự áp dụng máy móc đó. Đây là hệ quả của việc áp dụng tràn lan chủ nghĩa thực chứng (positivism) vào trong xã hội học.

Chủ nghĩa thực chứng do Auguste Comte (1798-1887) nêu lên từ những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 19, trong đó cho rằng một hệ thống lý thuyết chỉ trở thành khoa học thực sự khi nó có thể kiểm chứng được bằng thực nghiệm trong thực tế.

Với thắng lợi trong khoa học tự nhiên, chủ nghĩa thực chứng đã tạo ra tinh thần lạc quan mạnh mẽ trong thế kỷ 19, thúc đẩy các nhà xã hội học tìm cách giải thích hành vi của số đông (en masse behaviour) bằng những quy luật của tự nhiên.

Đúng lúc đó, Thuyết tiến hoá của Darwin ra đời. Những kẻ có đầu óc chủng tộc lập tức áp dụng Thuyết tiến hoá của Darwin để giải thích sự tiến hoá của xã hội loài người, khẳng định rằng về cơ bản xã hội loại người cũng phải tiến hoá theo quy luật của sinh giới nói chung. Đó chính là Học thuyết Darwin-xã-hội.

Học thuyết Darwin-xã-hội có liên quan gì đến cá nhân Darwin không?

Trước đây tôi luôn luôn nghĩ rằng Darwin chỉ nêu lên quy luật tiến hoá trong xã hội loài vật mà thôi. Việc đem lý thuyết của ông áp dụng một cách máy móc vào xã hội loài người là việc làm của những kẻ có đầu óc kỳ thị chủng tộc. Nhưng gần đây, tôi phải suy nghĩ rất nhiều khi đọc bài báo “What Darwin taught Hitler?” (Darwin đã dạy Hitler cái gì?) của Grenville Kent, trên tạp chí SIGNS of the Times của Mỹ-Úc, số tháng 10 năm 1996, trong đó tác giả đã trích nguyên văn một phát biểu của Darwin như sau:

“Trong một tương lai không xa lắm, có thể đo bằng số thế kỷ, các chủng tộc văn minh của loài người hầu như sẽ tiêu diệt và thay thế các chủng tộc dã man trên thế giới”.

Kent đã trích câu nói này trong tác phẩm nổi tiếng của Darwin, On the Origin of Species (Về nguồn gốc các loài) [Tôi chưa có điều kiện liên lạc với Grenville Kent để kiểm phối tính xác thực của thông tin, nhưng tôi sẽ cố gắng thực hiện việc kiểm phối đó trong tương lai sắp tới].

Nhưng dù câu nói trên xuất phát từ cửa miệng của bất kỳ ai chăng nữa thì chắc chắn đó là một phát ngôn của Học thuyết Darwin-xã-hội.

Kent đặt dấu hỏi chua chát “Nếu Darwin đúng thì tại sao Hitler lại không được bào chữa về mặt khoa học?”, rồi ông cho biết chủ nghĩa quốc xã Đức đã từng lý luận rằng “Nếu chúng ta xuất thân từ động vật thì tại sao chúng ta không hành động theo quy luật (đấu tranh sinh tồn) đó?”. Thế đấy, dưới con mắt của chủ nghĩa quốc xã, con người trước hết là một sinh vật, do đó mọi hành vi trước hết phải tuân theo quy luật đấu tranh sinh tồn - một quy luật bất khả kháng của tự nhiên (!!!).

Ngày nay, khi Học thuyết Darwin-xã-hội đã lộ nguyên hình là một học thuyết bệnh hoạn, không ai có thể chấp nhận sự vay mượn tư tưởng từ một học thuyết thuần tuý sinh học để đem áp dụng vào xã hội loài người một cách thô thiển và đơn giản đến như thế. Nhưng than ôi, đó lại là một sự thật đã diễn ra vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20, chúng ta không thể được phép quên!

Thật vậy, vào đầu thế kỷ 20, trường Đại học tổng hợp Berlin chặt cứng sinh viên ngồi nghe các giáo sư trình bầy Học thuyết Darwin-xã-hội. Trong đám thính giả có rất nhiều nhà ngoại giao, nhà quân sự, thương gia và các lãnh tụ của nhà nước Đức. Một trong số đó là Heinrich Himmler, kẻ sau này trở thành cánh tay phải của Hitler, đứng đầu bộ máy SS - bộ máy tàn sát chủng tộc khét tiếng của Nazi.

Bối cảnh ấy thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và chủ nghĩa phục thù ở Đức phát triển mạnh mẽ, tạo nên một cơ sở xã hội để đảng quốc xã thắng thế vào cuối những năm 1920, đầu 1930, dẫn tới sự ra đời của Đế chế Thứ III (The Third Reich) với việc Adolf Hitler lên cầm quyền ở Đức năm 1933, thực hành một chính sách chủng tộc thảm khốc chưa từng có trong lịch sử.


2-Chủ nghĩa chủng tộc và phục thù:
Bước vào thế kỷ 19, trong khi các nước như Anh, Pháp đã trở thành những đế quốc lớn, hùng mạnh, thì Đức lúc đó vẫn bao gồm các tiểu vương quốc rời rạc. Mãi đến năm 1871 mới thống nhất thành một quốc gia. Sự tụt hậu này tạo cho giới trẻ Đức thời đó một cảm giác tủi hổ, bất mãn. Từ đó nước Đức có xu thế muốn vươn lên, chứng tỏ cho thế giới thấy mình không những không thua kém ai, mà còn vượt trội so với kẻ khác. Xu thế ấy là một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc Thế Chiến I. Nhưng thất bại thảm hại của Đức trong cuộc thế chiến này lại càng đẩy thanh niên Đức lún sâu vào tâm trạng tủi hổ và bất mãn sâu sắc hơn nữa. Đễ chống lại căn bệnh tủi hổ này, những nhà lý luận có đầu óc chủng tộc đã cố gắng xới lên những học thuyết đề cao chủng tộc Đức, trong khi các nhà chính trị theo chủ nghĩa dân tộc lại tuyên truyền cho chủ nghĩa phục thù, hứa hẹn sẽ lấy lại sức mạnh cho nước Đức, đưa nước Đức lên vị trí lãnh đạo thế giới.

Trong bối cảnh ấy, Lịch sử người Aryan và Swastika cùng với Học thuyết Darwin-xã-hội đã trở thành “những nguyên liệu quý giá” để những nhà lý thuyết và chính trị theo chủ nghĩa chủng tộc ở Đức chế biến nên một chủ thuyết chủng tộc trong đó khẳng định rằng người Aryan chính là thuỷ tổ của người Đức, người Đức chính là hậu duệ thuần chủng nhất và tinh tuý nhất của người Aryan, và do đó xứng đáng để lãnh đạo thế giới.

Một trong những kẻ đi tiên phong trong học thuyết này là Alfred Rosenberg. Rosenberg coi “chủng tộc Aryan là chủng tộc nằm ở bậc thang cao nhất trong “hệ thống các bậc thang chủng tộc” (racial hierarchy), trong khi “chung tộc Do Thái” nằm ở tầng dưới cùng và là một mối đe doạ đến “nền văn minh thuần nhất Aryan của Đức”, do đó cần phải bị đào thải. Hơn thế nữa, “chủng tộc Aryan” là chủng tộc duy nhất có khả năng sáng tạo nên những nền văn hoá và văn minh đích thực, trong khi các chủng tộc khác chỉ có khả năng giữ gìn hoặc phá hoại những nền văn hoá đó mà thôi. Rosenberg sau này đã trở thành cánh tay phải của Hitler về tuyền truyền và giáo dục tư tưởng quốc xã, đồng thời làm bộ trưởng quốc xã phụ trách khu vực chiếm đóng ở Liên Xô, cuối cùng bị đồng minh bắt năm 1945, bị xử tử hình tại toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg ngày 16-10-1946.

Từ điển Lịch sử thế giới (Dictionary of World History) do Chambers của Anh xuất bản năm 1994 viết: “Nước Đức đã ôm lấy cái khái niệm phi khoa học về chủng tộc Đức như là bộ phận tinh tuý nhất trong chủng tộc Aryan, trong số những người cùng nói thứ ngôn ngữ Ấn-Âu, và rằng họ có trách nhiệm với tiến bộ của nhân loại (trang 60), … Chủ nghĩa quốc xã khẳng định rằng thế giới được chia thành một hệ thống nhiều thang bậc chủng tộc: Người Aryan, trong đó người Đức là đại diện thuần chủng nhất, là chủng tộc thượng đẳng về văn hoá, trong khi người Do Thái là thấp kém nhất. Điều đó cũng có nghĩa là người Do Thái sẽ bị người Aryan tiêu diệt loại bỏ khỏi thế giới …(trang 661)”.

Một khi đã tự nhận mình là hậu duệ tinh túy nhất của người Aryan thì đương nhiên, những kẻ theo chủ thuyết chủng tộc Đức cũng sẽ tự nhận Swastika là biểu tượng của họ, bởi như chúng ta đã biết trong bài kỳ trước: Nhà khảo cổ học Heinrich Schliemann đã khám phá ra rằng Swastika là một biểu tượng đặc trưng Ấn-Âu, tức đặc trưng của người Aryan. Đó là lý do để chủ nghĩa quốc xã đã chộp lấy Swastika để biến thành biểu tượng của chúng.
Về Đầu Trang Go down
 
Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P2)
» Lịch sử ít được biết về Swastika
» Tại sao thuyền buồm có thể chạy ngược gió?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
[A]1 [C]lub :: Giải trí :: 123-
Chuyển đến