[A]1 [C]lub
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


[W]elcome to 4rum[A]1
 
Trang ChínhWellcomeGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
Duc_Nazi
Moderator
Moderator
Duc_Nazi


Nam Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : the Third Reich
Nghề/Sở thích : truyền bá tư tưởng Quốc xã
Reputation : 0
Points : 0
Registration date : 25/08/2008

Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý   Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Icon_minitimeThu Aug 28, 2008 10:30 pm

Từ hơn 50 năm nay, các nhà nghiên cứu tin học chủ yếu dồn sức nghiên cứu làm sao tăng công sức của việc tính toán. Từ việc thử nghiệm hạt nhân đến việc thống kê tài chính, đều phải tính toán trên các con số. Cuộc chạy đua tăng công suất tính toán không có hồi kết, mà ngày càng "cấp tập" hơn. Nhưng có tin được các con số do máy vi tính cung cấp không? Nói cách khác có thể tin cậy vào độ chính xác của máy tính ở mức nào?

Đứng về phương diện toán học, điều đó là không thể chấp nhận được!! Trong tiêu chuẩn quốc tế dùng trong các phép tính khoa học, mọi số thực đều được biểu diễn trong máy tính bởi một dãy 64 số gồm từ hai số 0 và 1: số đầu tiên của 64 bit đó chỉ dấu của số (0 chỉ số dương, 1 chỉ số âm), 52 số tiếp theo chỉ các chữ số tạo thành số đó, 11 số còn lại chỉ vị trí của dấu phẩy. Máy vi tính chỉ có khả năng cho 2^64 số (khoảng 10 tỉ tỉ số). Mà các số thực thì nhiều vô hạn. Số 1,1 chẳng hạn không tương ứng với một dãy hữu hạn bit nào. Nó chỉ có thể đưa vào máy vi tính bằng một giá trị gần đúng có thể biểu thị được qua 64 bit.

Nhưng chính cái sự gần đúng đó đã dẫn đến thảm kịch. Thực vậy, đồng hồ số của dàn tên lửa Patriot của Mỹ trong chiến tranh vùng Vịnh 1991 đã đếm thời gian mà mỗi giây có sai số là một phần triệu giây non hơn. Cái sai số quỷ quái đó cứ dồn lại qua một trăm giờ, thành ra sai đến ba phần mười giây sớm hơn. Kết quả là ngày 25/2/1991, ở Dharhan, Saudi Arabia, vào lúc 20h45, tên lửa Patriot bắn hụi một tên lửa Scud của Iraq. Tên lửa
của Iraq đã bắn trúng vào căn cứ của Mỹ. Kết quả; 28 chết, 98 bị thương. Quân đội Mỹ dã được phía Israel báo trước về những sai lầm trong tính toán trước đó 2 tuần. Nhưng đến ngày 26/2 bảng điều chỉnh sai sót mới gửi dến Dharhan. Chậm mất 1 ngày...

Sai lầm đó là loại có thể tránh được. Nhưng không phải lúc nào cũng tránh được. Thí dụ nếu xét đến hành trình của các hành tinh, sự thay đổi của khí tượng, và những hiện tượng thiên nhiên khác mang quá nhiều thông số ban đầu, thay đổi quá nhanh và liên tục, thì các con số gần đúng do máy vi tính cung cấp khó có thể phản ánh đúng sự thật, nếu không nói là sai nhiều với sự thực. Tình hình sẽ còn tệ hại hơn nữa!

Ta đã biết phép nhân và phép cộng các số thực thoả mãn luật kết hợp và phân phối:
(a*b)*c = a*(b*c)
(a+b)*c = a*c + b*c
Nhưng qua phép tính gần đúng thì các kết quả ở hai vế mỗi đẳng thức trên hầu hết không còn bằng nhau nữa! Thế mà vai trò của dấu ngoặc trong chương trình tin học rất quan trọng. F.Colona, nhà nghiên cứu tin học Pháp đã tính toán theo từng vế của các đẳng thức trên và cho biết: xuất phát từ những điều kiện ban đầu như nhau, các chương trình giống nhau, thế mà quỹ đạo của 4 hành tinh trên 3 máy vi tính lại hoàn toàn khác nhau! Thật là một sự kiện đáng buồn và nguy hiểm!

Vậy thì phải đánh giá độ tin cậy của các con số như thế nào? Ngoài độ không chính xác của các mô hình, các con số làm tròn cũng làm cho kết quả rất ngẫu nhiên.

Dựa vào thời tiết của ngày hôm sau để đánh giá giá dự báo thời tiết của ngày hôm trước là việc làm có thể gọi là bình thường (nếu sai sót thì rút kinh nghiệm!). Nhưng đối với tên lửa hay tàu vũ trụ thì đâu còn rút kinh nghiệm được nữa!

Giải pháp duy nhất là tăng số bit cho số thực. F.Colona cho rằng "có 70 cấp về độ lớn trong vũ trụ, từ cực nhỏ đến cực lớn. Phải xác định số thực qua 70 chữ số trong cách viết thập phân, thì may ra mới tránh được sai sót trong các số gần đúng". Trong hệ nhị phân điều đó được biểu hiện bởi 256 bit, là điều mà hiện nay, và chắc còn lâu nữa máy vi tính chưa thể làm được.

Trong khi chờ đợi sự cải tiến các mô hình số, và sự phân tích đúng đắn các kết quả bằng số do máy vi tính cung cấp là cách duy nhất giúp chúng ta tiếp cận chân lí khoa học.


Được sửa bởi Duc_Nazi ngày Thu Aug 28, 2008 11:03 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
[C]hicken[C]hip
Admin
Admin
[C]hicken[C]hip


Nam Tổng số bài gửi : 173
Age : 32
Đến từ : Chuồng gà
Nghề/Sở thích : Security
Reputation : 0
Points : 3003
Registration date : 25/08/2008

Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý   Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Icon_minitimeThu Aug 28, 2008 10:58 pm

:cheers: :cheers: :cheers: hay hay hay wa' hay
Về Đầu Trang Go down
https://4ruma1.forumvi.com
Duc_Nazi
Moderator
Moderator
Duc_Nazi


Nam Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : the Third Reich
Nghề/Sở thích : truyền bá tư tưởng Quốc xã
Reputation : 0
Points : 0
Registration date : 25/08/2008

Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý   Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Icon_minitimeThu Aug 28, 2008 11:00 pm

wa' khen! wa' khen! hy'hy'
Về Đầu Trang Go down
Duc_Nazi
Moderator
Moderator
Duc_Nazi


Nam Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : the Third Reich
Nghề/Sở thích : truyền bá tư tưởng Quốc xã
Reputation : 0
Points : 0
Registration date : 25/08/2008

Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý   Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Icon_minitimeThu Aug 28, 2008 11:05 pm

pữa náo mót típ mí bài hay pót lên nữa cho anh em coi
Về Đầu Trang Go down
knight1301
Sát thủ gà
Sát thủ gà
knight1301


Nam Tổng số bài gửi : 199
Reputation : 0
Points : 0
Registration date : 25/08/2008

Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý   Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Icon_minitimeFri Aug 29, 2008 10:36 am

ố dè de post đi Đ, ta chưa đọc gì hết dài quá :)
Về Đầu Trang Go down
Duc_Nazi
Moderator
Moderator
Duc_Nazi


Nam Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : the Third Reich
Nghề/Sở thích : truyền bá tư tưởng Quốc xã
Reputation : 0
Points : 0
Registration date : 25/08/2008

Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý   Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Icon_minitimeFri Aug 29, 2008 11:01 am

ẹc! wê nCk cục!
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý   Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Số 0, số 1 và sự nghi ngờ có lý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
[A]1 [C]lub :: Học tập :: Toán-
Chuyển đến