[A]1 [C]lub
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


[W]elcome to 4rum[A]1
 
Trang ChínhWellcomeGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P2)

Go down 
Tác giảThông điệp
Duc_Nazi
Moderator
Moderator
Duc_Nazi


Nam Tổng số bài gửi : 52
Age : 31
Đến từ : the Third Reich
Nghề/Sở thích : truyền bá tư tưởng Quốc xã
Reputation : 0
Points : 0
Registration date : 25/08/2008

Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P2)   Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P2) Icon_minitimeMon Nov 24, 2008 4:50 pm

3-Swastika rơi vào tay quỷ dữ:
Bách khoa toàn thư Wikipedia cho biết:

Cuối thế kỷ 19, Swastika của người Aryan đã xuất hiện trong tạp chí về chủng tộc xuất bản định kỳ của những người Đức theo chủ nghĩa quốc gia và là biểu tượng chính thức của những vận động viên thể thao Đức.

Đầu thế kỷ 20, Swastika của người Aryan đã trở thành một biểu tượng chung của chủ nghĩa dân tộc Đức (German nationalism) và có thể tìm thấy ở nhiều nơi như biểu tượng của Wandervogelb - một phong trào tuổi trẻ Đức; trên tạp chí Ostarra, một tạp chí định kỳ bài Do Thái của Joerg Lanz von Liebenfels; trên nhiều đơn vị Freikorps khác nhau; và như một biểu tượng của Hội Thule.

Nhưng Swastika chỉ chính thức trở thành biểu tượng của quỷ dữ kể từ khi Hitler chính thức sử dụng biểu tượng đó.

Sau hai lần thi trượt vào Đại học Mỹ thuật vì bị phê là “thiếu tài năng”, Hitler rất hậm hực bất mãn. Năm 1909, Hitler rơi vào cảnh nghèo túng, nhưng được một người Do Thái là Hanisch giúp kiếm sống bằng cách vẽ bưu ảnh để bán cho du khách (tổng cộng trước Thế Chiến I, hắn đã bán được 2000 bưu thiếp). Trớ chêu thay, chẳng bao lâu sau Hitler đã phản bội lại người giúp đỡ mình khi hắn say mê với những lý thuyết về chủng tộc Aryan, coi người Do Thái là kẻ thù của người Aryan và phải chịu trách nhiệm về những khủng hoảng trong nền kinh tế Đức.

Đến những năm 1920, khi Hitler trở thành lãnh tụ đảng quốc xã, hắn thấy đảng này cần phải có một lá cờ và biểu tượng riêng của nó.

Năm 1923, Hitler bị phạt tù 5 năm vì một hành động chống chính phủ. Trong tù, hắn viết tác phẩm “Mein Kampf” (Cuộc đấu tranh của tôi), trong đó viết: “Lá cờ mới phải là một biểu tượng của cuộc đấu tranh riêng của chúng ta, đồng thời có hiệu quả cao như một áp-phích tuyên truyền”. Không những thế, vốn xuất thân là một thợ vẽ, Hitler còn thiết kế ra hình ảnh cụ thể của lá cờ đó, trong đó Swastika của người Aryan được đặt chính giữa trên một hình tròn mầu trắng. Hắn viết trong Mein Kampf: “Mầu trắng thể hiện tư tưởng dân tộc, biểu tượng Sawstika thể hiện sứ mạng đấu tranh vì thắng lợi của người Aryan, đồng thời nói lên sự chiến thắng của tinh thần sáng tạo, một tinh thần đã và sẽ mãi mãi chống lại bọn Do Thái”.

Chẳng bao lâu sau, Mein Kampf đã nhanh chóng trở thành cuốn “kinh thánh” của đảng quốc xã, chứa đựng tất cả các giáo điều của chủ nghĩa quốc xã, bao gồm cả những kỹ thuật tuyên truyền và kế hoạch làm thế nào để trước tiên chiếm lĩnh nước Đức, sau đó là chiếm lĩnh châu Âu.


4-Kết:

Như đọc giả đã thấy, đich thân Hitler đã chọn Swastika của người Aryan làm biểu tượng cho đảng quốc xã. Từ năm 1933, khi đảng quốc xã thắng cử ở Đức, Hitler trở thành quốc trưởng của Đế Chế Thứ III, thì Swastika trở thành biểu tượng của cả nhà nước quốc xã và quân đội quốc xã. Kể từ đó, Swastika bị coi là biểu tượng của quỷ dữ. Sau Thế Chiến II, Swastika bị cấm phô bầy tại rất nhiều nước Âu châu.

Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, khi sự giao lưu trao đổi văn hoá giữa các quốc gia, các sắc tộc, các vùng địa lý, các truyền thống văn hoá khác nhau ngày một phát triển, thì hai nhận thức khác nhau về Swastika đã gây nên những hiểu lầm và va chạm rất đáng tiếc, thậm chí có nơi đã xẩy ra xung đột.

Một đằng, Swastika là biểu tượng của cái Thiện. Đó là Swastika của Ấn Độ giáo, của Phật giáo. Đó là ý nghĩa nguyên thuỷ của Swastika. Một đằng, Swastika là biểu tượng của quỷ dữ từ khi nó rơi vào tay Đức quốc xã.

Chỉ có một cách duy nhất thanh toán sự hiểu lầm và xung đột này là mọi người phải biết rõ lịch sử của Swastika, để có thể phân biệt được đâu là Swastika của cái Thiện, đâu là Swastika của quỷ dữ.

Trước khi kết thúc, bài viết này xin lưu ý:

Có những người cố gắng chứng minh rằng chữ Vạn của Phật giáo và chữ thập ngoặc của phát xít Đức có hình thức khác nhau. Cụ thể: Chiều quay khác nhau, và tư thế khách nhau: chữ Vạn thẳng đứng, chữ thập ngoặc đổ nghiêng.

Trong bài “Lịch sử lần theo chữ Vạn” trên Văn nghệ ngày 15-06-2002, tôi đã chứng minh cả hai nhận xét đó đều sai. Xin khẳng định lại, về hình thức bề ngoài, Swastika của Phật giáo và Swastika của người Aryan mà Đức quốc xã đã lợi dụng, hoàn toàn giống nhau.

Chỉ có thể phân biệt các Swastika bằng cách hiểu rõ ý nghĩa lịch sử của nó. Vì thế, lịch sử là một khoa học rất cần thiết đối với nhận thức nói chung.
Về Đầu Trang Go down
 
Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Từ học thuyết bệnh hoạn đến Swastika của quỷ dữ (P1)
» Lịch sử ít được biết về Swastika
» Tại sao thuyền buồm có thể chạy ngược gió?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
[A]1 [C]lub :: Giải trí :: 123-
Chuyển đến